Posts

Showing posts from September, 2016

VAN CƠ HỌC HAY VAN SINH HỌC? KHI NÀO NÊN CHỌN LOẠI VAN NÀO?

Image
1. Đại cương: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chuyên ngành Gây mê hồi sức và Nội tim mạch, Phẫu thuật tim mạch, trong đó có phẫu thuật thay thế van tim hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, và gần gũi hơn với cộng đồng. Hai van tim thường được thay thế nhất nằm ở tim bên trái, được gọi là van hai lá và van động mạch chủ. Có nhiều loại vật liệu được sử dụng để thay thế các van trên, trong đó phổ biến nhất là van tim cơ học (mechanical valve) và van tim sinh học (biological valve, tissue valve), bên cạnh đó còn có các mảnh ghép đồng loài (homograft) được lấy từ mô của người chết. Chọn lựa loại van tốt nhất để thay thế không dễ dàng, vì cho đến thời điểm hiện tại, chưa có van nhân tạo nào được xem là tốt nhất cho tất cả bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, nhà phẫu thuật tim phải cân nhắc từng ưu điểm, nhược điểm ở mỗi trường hợp cụ thể để giải thích với bệnh nhân và gia đình và chọn lựa loại van thay thế phù hợp nhất. 2. Ưu điểm và nhược điểm của v

BỆNH LÝ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Image
1. ĐẠI CƯƠNG: Tim là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, có 4 buồng và được chia thành hai bên, tim bên trái giúp bơm máu giàu Oxy (máu động mạch) đi nuôi các cơ quan và tim bên phải bơm máu nghèo Oxy (máu tĩnh mạch) lên phổi để trao đổi khí. Để đảm bảo giòng máu đi theo một chiều nhất định, tim có chứa các van chống trào ngược, mỗi bên của tim có 2 van. Tim trái có van hai lá và van động mạch chủ, tim phải có van 3 lá và van động mạch phổi. Hình 1: Bốn buồng tim, chia thành bên phải và bên trái Van động mạch chủ ngăn cách giữa động mạch chủ và tâm thất trái, được ví như cửa ra vào của tim, khi van mở (tâm thu) sẽ cho phép dòng máu dễ dàng đi nuôi cơ thể, khi van đóng (tâm trương) dòng máu sẽ không bị trào ngược trở lại. Bình thường van động mạch chủ có 3 lá, đóng mở nhịp nhàng theo hoạt động của tim. Hình 2: Van động mạch chủ đóng (tâm trương) và mở (tâm thu) 2. BỆNH LÝ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ: Vì chức năng của van là mở giúp máu dễ dàng đi qu